Cách xử trí khi là nạn nhân của bạo lực gia đình (09/11/2020, Thứ hai)
Theo khoản 1 Điều 5 Luật Phòng chống bạo lực gia đình thì nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền sau:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;
d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Do đó, khi là nạn nhân của bạn lực gia đình, nạn nhân cần trực tiếp báo tin đến cơ quan công an, ủy ban nhân dân cấp thôn/xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư hoặc nếu bạn không thể ra khỏi nhà thì có thể nhờ người mà bạn có thể tiếp xúc được làm đơn hoặc báo tin đến những cơ quan này. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến Mặt trận tổ quốc hoặc Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam để nhờ trợ giúp, tư vấn. Trong trường hợp ngay tại thời điểm tranh cãi và có nguy cơ xảy ra hành vi bạo lực, người vợ cần tìm cách “hạ nhiệt” hành vi bạo lực trước khi tìm kiếm đến sự trợ giúp để đảm bảo an toàn tính mạng cho bản thân.
(Mọi hành vi bạo lực gia đình đều trái pháp luật, nạn nhân của bạo lực không phải là người có lỗi dù bất cứ lí do gì, do đó, nếu bạn đang trải qua hành vi bạo lực gia đình, vui lòng xem chi tiết tại: Cách xử trí khi là nạn nhân của bạo lực gia đình; Cách xử trí khi chứng kiến hành vi bạo lực gia đình)
Nguồn: Trung tâm Sáng Kiến Sức Khỏe và Dân Số (http://ccihp.org/tu-lieu/me-con-vui-khoe-247_184)