Kiến thức >

Cách xử trí khi bị quấy rối tình dục nơi làm việc (09/11/2020, Thứ hai)

Cách xử trí khi bị quấy rối tình dục nơi làm việc

Với những hành vi vi phạm, thủ phạm có thể bị xử lí như sau:

Ngày 12/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Cụ thể, điều 5 quy định khi một người có hành vi có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác bị phạt từ 100.000 đồng - 300.000 đồng.

Nếu hành vi quấy rối mà xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác thì cũng có thể bị xử lý hình sự theo điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về "Tội làm nhục người khác”, cụ thể:

Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.


Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Phạm tội 02 lần trở lên;

b) Đối với 02 người trở lên;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người đang thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

b) Làm nạn nhân tự sát.

Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

(Thực tế cho thấy, một số nạn nhân (bao gồm phụ nữ, nam giới, trẻ em gái và trẻ em trai)  cho rằng bản thân cũng có một phần hoặc có lỗi hoàn toàn khi ăn mặc hở hang, đi chơi về muộn…dẫn đến việc bản thân bị quấy rối, lạm dụng, xâm hại. Không ít người trong xã hội cũng có quan điểm như vậy. Điều này dẫn đến việc nạn nhân tự đổi lỗi cho mình hoặc cộng đồng gây áp lực, đổ lỗi cho nạn nhân. Đây là quan điểm, cách ứng xử không đúng và không phù hợp. Mọi hành vi bạo lực gia đình, quấy rối, lạm dụng, xâm hại tình dục đều trái pháp luật, nạn nhân không phải là người có lỗi khi bị quấy rối, lạm dụng, xâm hại tình dục. Do đó, phụ nữ cần mạnh mẽ lên tiếng khi rơi vào tình huống này. Nếu bạn đang trải qua hành vi quấy rối, lạm dụng, xâm hại tình dục, vui lòng xem chi tiết tại: Các địa chỉ hỗ trợ khi trải qua, chứng kiến bạo lực gia đình, hành vi quấy rối, lạm dụng, xâm hại tình dục)


Nguồn: Trung tâm Sáng Kiến Sức Khỏe và Dân Số (http://ccihp.org/tu-lieu/me-con-vui-khoe-247_184)

Bài viết khác

Tình dục lành mạnh  

Tình dục lành mạnh  

09/11/2020, Thứ hai
Các quy định về quấy rối tình dục nơi làm việc

Các quy định về quấy rối tình dục nơi làm việc

09/11/2020, Thứ hai
Các hình thức quấy rối tình dục nơi làm việc

Các hình thức quấy rối tình dục nơi làm việc

09/11/2020, Thứ hai
Quấy rối tình dục nơi làm việc

Quấy rối tình dục nơi làm việc

09/11/2020, Thứ hai
Quấy rối, lạm dụng và xâm hại tình dục

Quấy rối, lạm dụng và xâm hại tình dục

09/11/2020, Thứ hai
Các địa chỉ hỗ trợ khi trải qua, chứng kiến bạo lực gia đình, hành vi quấy rối, lạm dụng, xâm hại tình dục

Các địa chỉ hỗ trợ khi trải qua, chứng kiến bạo lực gia đình, hành vi quấy rối, lạm dụng, xâm hại tình dục

09/11/2020, Thứ hai
Một số giải pháp để phòng ngừa bạo lực gia đình

Một số giải pháp để phòng ngừa bạo lực gia đình

09/11/2020, Thứ hai

Cách xử trí khi chứng kiến hành vi bạo lực gia đình

09/11/2020, Thứ hai
Cách xử trí khi là nạn nhân của bạo lực gia đình

Cách xử trí khi là nạn nhân của bạo lực gia đình

09/11/2020, Thứ hai