Giới thiệu >

Giới thiệu (17/11/2020, Thứ ba)

1.   Bối cảnh

Nhằm triển khai Luật phòng chống bạo lực gia đình và ứng phó với tình trạng bạo lực trên cơ sở giới bao gồm bạo lực gia đình và xâm hại tình dục tại Việt Nam, Bộ y tế đã ban hành thông tư 24/2017/TT-BYT qui định qui trình tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là bệnh nhân bạ lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, thông tư  43/TT-BYT qui định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện và quyết định 3133/QĐ-BYT về cung cấp chăm sóc y tế cho người bị xâm  hại tình dục.

Để các chính sách này có thể triển khai hiệu quả tại cơ sở y tế, Bộ y tế đã ra quyết định 5859/QĐ-BYT vào tháng 12 năm 2019 ban hành tài liệu chuyên môn “Bộ công cụ đào tạo cho cán bộ y tế triển khai thông tư 24/2017/TT-BYT”. Gần đây, Bộ Lao động thương binh xã hội, Ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ với sự hỗ trợ của UNFPA và KOICA tiếp tục phát triển Bộ tài liệu hướng dẫn cung cấp dịch vụ thiếu yếu hỗ trợ người bị BLG về cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bị bạo lực trên cơ sở giới bao gồm 07 tài liệu trong đó có một tài liệu đào tạo về cung cấp dịch vy tế cho người bị bạo lực.[1] Đây là các tài liệu đào tạo thiết yếu cho cán bộ y tế và cán bộ công tác xã hội.

Năm 2021, UNFPA đồng ý hỗ trợ CCIHP triển khai làm web sàng lọc, quản lĩ và hỗ trọ người bị bạo lực. Để ứng dụng này được thực hiện hiệu quả, các bộ y tế cơ sở cần được tập huấn về sử dụng ứng dụng, bên cạnh đó, toàn bộ cán bộ làm việc tại cơ sở y tế bao gồm cả những người không tham gia vào cung cấp dịch vụ y tế cũng cần được tập huấn nhằm nâng cao nhạy cảm với bạo lực trn cơ sở giới và có thái độ phù hợp, thân thiện, tôn trọng, không phán xét với người bị bạ lực tren cơ ở giới bao gồm cả bạo ực gia đình do chồng gây ra và xâm hại tình dục.

2.   Mục đích

  • Tăng cường sự nhạy cảm của các cán bộ làm việc tại cơ sở y tế đối với người bị bạo lực để có thái độ và hỗ trợ phù hợp khi những người này đến cơ sở y tế bao gồm cả việc đảm bảo an toàn cho người bị bạo lực
  • Trang bị cho cán bộ tại cơ sở y tế các kiến thức và kĩ năng cần thiết để sử dụng ứng dụng hiệu quả trong sàng lọc và hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới đến cơ sở y tế

3.   Đối tượng:

Tất cả cán bộ làm việc tại cơ sở y tế bao gồm:

  • Cán bộ quản lí có chức năng lập kế hoạch, theo dõi, giám sát công tác thực hiện thông tư 24/2017/TT-BYT, thông tư 43/TT-BYT qui định về nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội của bệnh viện và quyết định 3133/QĐ-BYT
  • Cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, điều dưỡng) cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc
  • Cán bộ công tác xã hội tại bệnh viện cung cấp dịch vụ tư vấn tâm lí, hỗ trợ xã hội, hỗ trợ kinh tế
  • Cán bộ liên quan như bảo vệ, cán bộ lễ tân là những người đầu tiên tiếp xúc và hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ tại cơ sở y tế

4.   Hình thức đào tạo:

  • Online: các cá nhân tải ứng dụng, đăng kí tài khoản riêng để tham gia hoạt động đào tạo.
  • Tài liệu: video và tài liệu tham khảo

5.   Cơ sở phát triển tài liệu

  • Quyết định 5959/QĐ-BYT về việc Ban hành tài liệu chuyên môn “Bộ công cụ đào tạo cho cán bộ y tế triển khai thông tư 24/2017/TT-BYT quy định quy trình tiếp nhận, chăm sóc y tế và thống kê, báo cáo đối với người bệnh là bệnh nhân bạo lực gia đình tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”.
  • Quyết định 3133/QĐ-BYT “Hướng dẫn chăm sóc và hỗ trợ y tế cho người bị xâm hại tình dục”.
  • Các tính năng của Ứng dụng sàng lọc và hỗ trợ người bị bạo lực (ứng dụng TULIP)

6.   Nội dung

Chương trình đào tạo gồm 10 bài:

  • Khóa đại trà: là các bài học ngắn với nội dung cơ bản về vai trò của cơ sở y tế trong phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực với phụ nữ. Tất các các thành viên tại cơ sở y tế đều cần thực hiện khóa này. Các nội dung này cũng được cung cấp trên ứng dụng khi người dân cài đặt.
  • Khóa chuyên sâu: các nội dung học được phát triển theo tính năng của ứng dụng nhằm giúp cán bộ y tế sử dụng ứng dụng hiệu quả trong sàng lọc và hỗ trợ người bị bạo lực tại cơ sở y tế.

 

  1. Khóa đại trà nâng cao nhận thức và nhạy cảm đối với bạo lực trên cơ sở giới

Bài 1: Nhập đề bạo lực đối với phụ nữ ở VN

 

  • Các khái niệm cơ bản về bạo lực giới và bạo lực đối với phụ nữ
  • Tình hình bạo lực đối với phụ nữ và hệ lụy đối với gia đình, xã hội ở Việt Nam
  • Nguyên nhân của bạo lực
  • Thái độ đúng đối với bạo lực với phụ nữ
  • Các qui định pháp luật về bạo lực đối với phụ nữ
  • Cách tiếp cận dựa trên quyền trong hỗ trợ phụ nữ bị bạo lực

Bài 2: Vai trò của cán bộ y tế

  • Dịch vụ hỗ trợ toàn diện đối với phụ nữ
  • Trách nhiệm của cơ sở y tế trong hỗ trợ người bị bạo lực
  • Quyền của người bị bạo lực tại cơ sở y tế
  • Thái độ và hành động ứng xử phù hợp khi chứng kiến bạo lực

Bài 3: Giới thiệu ứng dụng Tulip và cài đặt ứng dụng

  • Giới thiệu mobile ứng dụng Tulip
  • Các tính năng cơ bản của ứng dụng
  • Hướng dẫn cài đặt

 

  1. Khóa chuyên sâu: sử dụng ứng dụng để làm sàng lọc và cung cấp hỗ trợ

 

Bài 4: Sử dụng ứng dụng TULIP trong sàng lọc

  • Mô tả việc sử dụng web-ứng dụng và mobile ứng dụng trong dây chuyền dịch vụ
  • Các điểm có thể đặt ứng dụng làm sàng lọc

 

Bài 5: Tính an toàn và bảo mật khi sàng lọc bằng ứng dụng

  • Các lưu ý về bảo mật và an toàn khi sàng lọc
  • Các tình huống có thể xảy ra trong khi sàng lọc và xử lí

Bài 6: Sử dụng ứng dụng để quản lí ca bị bạo lực

  • Sơ đồ dịch vụ hỗ trợ và chuyển tuyến sau sàng lọc
  • Hồ sơ quản lí ca trên ứng dụng: theo dõi, cập nhật
  • Tích hợp quản lí ca bạo lực với hoạt động khám chữa bệnh (nội trú, ngoại trú)

Bài 7: Ghi chép tình trạng bạo lực

  • Ghi chép thông tin cá nhân
  • Khai thác tiền sử bạo lực

Bài 8: Đánh giá nguy cơ và xây dựng kế hoạch an toàn

  • Đánh giá nguy cơ
  • Xây dựng kế hoạch an toàn

Bài 9: Cung cấp hỗ trợ toàn diện

  • Dịch vụ hỗ trợ
  • Tìm kiếm và kết nối dịch vụ
  • Thông tin hỗ trợ
  • Các lưu ý về an toàn và bảo mật trong kết nối dịch vụ

Bài 10: Theo dõi, giám sát, báo cáo và triển khai

  • Quản lí thông tin và phân quyền sử dụng
  • Theo dõi, giám sát
  • Các mẫu biểu báo cáo

 

7.   Tài liệu tham khảo

 

  • Tài liệu “Gói dịch vụ thiết yếu dành cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực”(bản dịch tiếng Việt do UNWOMEN, UNFPA, UNDP, UNODC, WHO và MOLISA thực hiện).
  • Tài liệu tập huấn kiến thức về giới, bạo lực trên cơ sở giới trong cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới (UNFPA, KOICA, Văn phòng ủy ban vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 8/2021)
  • Tài liệu tập huấn cung cấp dịch vụ y tế cho phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực trên cơ sở giới, bạo lực gia đình (UNFPA, Bộ LĐTBXH, Văn phòng ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, 8/2021)
  • Bộ công cụ đào tạo cho cán bộ y tế triển khai thông tư 24/2017/TT-BYT (Bộ Y tế, 2019)
  • Tài liệu tập huấn cung cấp dịch vụ y tế cho người bị xâm hại tình dục (Bộ Y tế, 2021)

 

[1] Tập huấn kiến thức về Giới, bạo lực trên cơ sở giới trong cung cấp dịch vụ hỗ trợ người bị bạo lực giới; Tài liệu tập huấn cung cấp dịch vụ xã hội hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực trên cơ sở giới;Tài liệu tập huấn cung cấp dịch vụ tư pháp hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực trên cơ sở giới; Tài liệu tập huấn cung cấp dịch vụ công an hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực trên cơ sở giới; Tài liệu tập huấn cung cấp dịch vụ y tế hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực trên cơ sở giới; Tài liệu tập huấn hướng dẫn thực hành quản lý trường hợp với người bị bạo lực trên cơ sở giới; Tài liệu tập huấn hướng dẫn xây dựng cơ chế điều phối liên ngành cung cấp dịch vụ thiết yếu hỗ trợ người bị bạo lực trên cơ sở giới.