Kiến thức >

Làm gì khi đi tư vấn và không được lắng nghe? (10/11/2020, Thứ ba)

Làm gì khi đi tư vấn và không được lắng nghe?

Trong quá trình đi viện, người bệnh có thể gặp các tình huống sau:

- Bác sĩ không để tâm tới các lo lắng của người bệnh

- Bác sĩ không thoải mái khi người bệnh đặt câu hỏi

- Bác sĩ không đồng ý người bệnh tham khảo ý kiến của những người khác bao gồm cả các bác sĩ khác

Trao đổi với bác sĩ không phải lúc nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên, việc chấp nhận ý kiến độc đoán của bác sĩ có thể làm giảm hiệu quả việc khám chữa bệnh. Người bệnh có thể thử các gợi ý sau để được lắng nghe:

Đánh giá cao sự quan tâm của bác sĩ

Cho bác sĩ biết người bệnh đánh giá cao sự quan tâm của bác sĩ đến sức khỏe người bệnh và nếu bác sĩ có thể giúp giải đáp thêm một số băn khoăn nữa thì sẽ giúp ích rất nhiều vì như thế người bệnh sẽ thật sự không phải lo lắng gì nữa.

Không đổ lỗi cho bác sĩ

Trường hợp điều trị không có kết quả hoặc có tác dụng không mong muốn, hãy thông báo cho bác sĩ về diễn biến của bệnh một cách mềm mại để bác sĩ không nghĩ rằng đang bị đổ lỗi. Ví dụ thay bằng việc nói ‘Tôi thấy thuốc này không ổn bác sĩ à’ thì nói ‘Hình như cơ địa tôi không hợp với thuốc này’.

Không ‘Đứng núi này trông núi nọ’

Nên hỏi thông tin về các cách điều trị khác nhau một cách khách quan chứ không so sánh. Ví dụ: không nên nói ‘Người quen tôi điều trị bằng phương pháp A thấy tốt lắm (trong khi bác sĩ đang điều trị bằng phương pháp B)’ hay tệ hơn ‘Tôi thấy bên viện X có bác sĩ Y đang điều trị cái này bằng phương pháp A tốt lắm’. Thay vào đó hãy hỏi một cách khéo léo: ‘Bác sĩ có thể cho tôi biết thêm về phương pháp A? Tôi có thể không phù hợp nhưng rất mong được bác sĩ giải thích thêm.


Nguồn: Trung tâm Sáng Kiến Sức Khỏe và Dân Số (http://ccihp.org/tu-lieu/me-con-vui-khoe-247_184)

Bài viết khác

Phản hồi và khiếu nại hợp lí

Phản hồi và khiếu nại hợp lí

10/11/2020, Thứ ba
Cần làm gì khi đi tư vấn và cảm thấy bị xúc phạm?

Cần làm gì khi đi tư vấn và cảm thấy bị xúc phạm?

10/11/2020, Thứ ba