Thảo luận về chẩn đoán bệnh (10/11/2020, Thứ ba)
Bệnh nhân có quyền được biết về tình hình sức khỏe của mình. Tuy nhiên, trên thực tế, bác sĩ thường chỉ ghi chẩn đoán (tên bệnh, hội chứng) vào đơn thuốc và sổ y bạ và ít khi giải thích cụ thể cho người bệnh. Việc này có thể ảnh hưởng không tốt đến tâm lý người bệnh và việc tuân thủ điều trị.
Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ để hiểu được kết luận hay chẩn đoán bệnh. Người bệnh cần đảm bảo có các thông tin dưới đây trong cuộc thăm khám:
- Chẩn đoán (đã chẩn đoán xác định hay còn đang theo dõi)?
- Nguyên nhân: bệnh do gì gây ra và vì sao có các biểu hiện như vậy?
- Diễn biến: bệnh sẽ kéo dài trong bao lâu và diễn biến thế nào?
- Tiên lượng: Khả năng điều trị khỏi? Các ảnh hưởng đến sức khỏe trước mắt và lâu dài?
- Khám lại: Khi nào cần quay lại khám hoặc gọi điện cho bác sĩ?
Người bệnh đừng ngại hỏi quá nhiều. Nhiệm vụ của bác sĩ là giải đáp các thắc mắc của người bệnh. Trước khi hỏi người bệnh cần xem lại các thông tin đã được bác sĩ ghi chép trong Sổ khám bệnh để tránh hỏi trùng lặp
Nguồn: Trung tâm Sáng Kiến Sức Khỏe và Dân Số (http://ccihp.org/tu-lieu/me-con-vui-khoe-247_184)