Kiến thức >

Thông tin cơ bản về thuốc (10/11/2020, Thứ ba)

Để thảo luận hiệu quả với bác sĩ về đơn thuốc, người bệnh cần biết các thông tin sau:

Phân biệt thuốc gốc và biệt dược

Thuốc gốc là thuốc sử dụng đúng tên dược chất dùng để sản xuất thuốc, thuốc biệt dược là tên riêng mà mỗi công ty tự đặt cho loại thuốc mình sản xuất. Người sử dụng có thể nhận biết được thuốc gốc và biệt dược qua thông tin tên thuốc trên vỏ hộp, tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, vỉ hay lọ thuốc. Thuốc gốc chỉ có tên của thuốc và chính là tên dược chất (thành phần thuốc). Thuốc biệt dược: tên thuốc được in to hơn và dược chất là chữ in nhỏ hơn ở dưới hoặc trong ngoặc. Ví dụ: Paracetamol là tên dược chất của một loại thuốc hạ sốt, giảm đau. Efferalgan là tên biệt dược của Paracetamol do hãng Bristol-Myers Squibb sản xuất và giữ bản quyền. Thuốc gốc thường có giá thành thấp hơn nhiều so với biệt dược. Trên thị trường hiện tại hầu hết thuốc biệt dược là thuốc nhập nên giá thành cũng thường cao hơn nhiều. Tuy nhiên, giá thành thuốc không nhất thiết phản ánh tác dụng của thuốc vì thuốc gốc và biệt dược đều được sản xuất từ một loại dược chất giống nhau. Do vậy, tùy vào mong muốn điều trị và khả năng chi trả, người bệnh có thể chủ động thảo luận với bác sĩ thay thuốc biệt dược bằng thuốc gốc để vẫn đảm bảo kết quả điều trị nhưng giảm chi phí. Biết được thông tin thuốc gốc, người bệnh cũng có thể xem xét việc đổi thuốc được kê sang thuốc gốchoặc biệt dược cùng loại khi thuốc được kê không có trên thị trường.

Ví dụ: Efferalgan là tên biệt dược, Paracetamol là tên gốc - một loại thuốc giảm sốt, giảm đau thông thường.

Thuốc điều trị (thuốc bệnh) và thuốc hỗ trợ điều trị (thuốc bổ)

Một đơn thuốc có thể bao gồm thuốc điều trị và thuốc hỗ trợ điều trị như thực phẩm chức năng, vitamin.

Đôi khi, các thành phần thuốc hỗ trợ này lại đắt hơn nhiều lần thuốc điều trị trong khi không thật sự cần thiết. Do vậy, người bệnh cần kiểm tra kĩ đơn thuốc cùng với bác sĩ để chắc chắn các thuốc trong đơn là thật sự cần thiết cho điều trị và phù hợp với khả năng chi trả của người bệnh.

Tác dụng phụ của thuốc

Thuốc luôn là con dao hai lưỡi, kể cả thuốc bổ cũng không hoàn toàn vô hại. Mức độ tác dụng phụ của thuốc khác nhau tùy từng thuốc và từng đối tượng. Phụ nữ mang thai, trẻ em, người đang có một bệnh mạn tính như bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh gan, thận, dạ dày,.. là những đối tượng có nguy cơ cao với các tác dụng phụ của thuốc. Người bệnh cần hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ của thuốc. Người bệnh cũng cần chủ động nói với bác sĩ về tình trạng bệnh tật hoặc mang thai của mình kể cả khi bác sĩ không hỏi.

Tương tác giữa các thuốc

Thuốc có thể tác dụng tương tác với nhau một cách tích cực hoặc ngược lại. Khi đơn thuốc có nhiều hơn một thuốc hoặc khi đang sử dụng các thuốc khác kể cả thuốc bổ, người bệnh cần hỏi bác sĩ về sự tương tác của các thuốc.


Nguồn: Trung tâm Sáng Kiến Sức Khỏe và Dân Số (http://ccihp.org/tu-lieu/me-con-vui-khoe-247_184)

Bài viết khác

Trách nhiệm của bác sĩ và bệnh viện

Trách nhiệm của bác sĩ và bệnh viện

10/11/2020, Thứ ba
Kí giấy phẫu thuật

Kí giấy phẫu thuật

10/11/2020, Thứ ba
Giấy cam đoan

Giấy cam đoan

10/11/2020, Thứ ba
Quy định pháp luật về phẫu thuật và thủ thuật

Quy định pháp luật về phẫu thuật và thủ thuật

10/11/2020, Thứ ba
Thảo luận về phẫu thuật

Thảo luận về phẫu thuật

10/11/2020, Thứ ba
Thảo luận về xét nghiệm

Thảo luận về xét nghiệm

10/11/2020, Thứ ba
Giám sát việc cấp phát thuốc

Giám sát việc cấp phát thuốc

10/11/2020, Thứ ba
Thảo luận về đơn thuốc

Thảo luận về đơn thuốc

10/11/2020, Thứ ba
Thảo luận về điều trị bệnh

Thảo luận về điều trị bệnh

10/11/2020, Thứ ba