Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như thế nào? (10/11/2020, Thứ ba)
Khi bé ở trong bụng mẹ, dây rốn có vai trò quan trọng giúp vận chuyển những chất dinh dưỡng cần thiết từ mẹ đến bé. Nhờ đó bé phát triển từng ngày. Đến khi bé chào đời, dây rốn không còn thực hiện nhiệm vụ đó nên sẽ được cắt và kẹp lại để giữ cuống rốn sạch sẽ. Và sau sinh 6-8 ngày, cuống rốn của bé sẽ rụng. Điều quan trọng nhất lúc này là cần chăm sóc cuống rốn của bé một cách cẩn thận để tránh nhiễm trùng.
Nguyên tắc chăm sóc rốn:
- Chăm sóc rốn là một quá trình liên tục, phải làm từ ngay sau đẻ tới khi rụng lên sẹo khô.
- Phải bảo đảm vô khuẩn khi cắt rốn và làm rốn.
- Phải bảo đảm rốn luôn khô, không để nước tiểu… làm ướt rốn
- Rốn phải đảm bảo thoáng, không băng kín rốn, nên quấn tã thấp dưới rốn để rốn chóng khô và rụng, mặc áo sạch để che rốn
- Rốn phải được tự rụng và khô tự nhiên (rốn thường rụng trong vòng 6-8 ngày sau sinh), tuyệt đối không bôi bất kỳ thứ gì vào rốn của bé
- Thường xuyên quan sát rốn và vùng quanh rốn xem có bị viêm đỏ, có mủ, có dịch vàng hay có chảy máu, rốn có mùi hôi không..
Cách vệ sinh rốn:
- Trước và sau khi vệ sinh rốn phải rửa tay thật kỹ bằng nước sạch và xà phòng
- Cần vệ sinh rốn ít nhất 1 lần/ ngày, nên vệ sinh rốn cho trẻ ngay sau khi tắm và lau khô người bé
- Dùng gạc y tế đã được tiệt trùng nhẹ nhàng thấm khô vùng rốn
- Nếu rốn bị ướt bởi nước tắm, nước tiểu của bé thì cần nhẹ nhàng rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, rồi thấm khô bằng cồn 700 và để hở rốn
Nguồn: Trung tâm Sáng Kiến Sức Khỏe và Dân Số (http://ccihp.org/tu-lieu/me-con-vui-khoe-247_184)