Kiến thức >

Ung thư buồng trứng (09/11/2020, Thứ hai)

Ung thư buồng trứng

Ung thư buồng trứng là tình trạng hình thành các khối u ác tính ở một hoặc cả hai buồng trứng do sự phát triển bất thường của các tế bào bên trong.

Biểu hiện

- Rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.

- Chán ăn trong thời gian dài, cảm thấy no dù chỉ ăn rất ít.

- Đầy hơi liên tục, kéo dài đến vài tuần kèm theo sưng bụng.

- Đau khi đi tiểu hoặc thay đổi thói quen đi tiểu.

- Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi.

- Sụt cân đột ngột khi không hề thay đổi chế độ ăn uống hay tập thể dục để giảm cân.

- Chảy máu âm đạo bất thường kèm đau bụng.

- Đau khi quan hệ tình dục.

- Đau vùng chậu kèm đau lưng không rõ nguyên nhân.

- Chảy máu nhỏ giọt giữa các kỳ kinh nguyệt.

- Phụ nữ đã mãn kinh thấy ra máu âm đạo

Các giai đoạn phát triển của ung thư buồng trứng

Giai đoạn 1: Khối u vẫn ở bên trong buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, chưa lan sang các cơ quan khác.

Giai đoạn 2: Khối u vẫn còn trong buồng trứng và ống dẫn trứng những đã bắt đầu lan rộng đến các cơ quan lân cận trong lòng khung xương chậu (tiểu khung).

Giai đoạn 3: Khối u lan rộng, lớn hơn 2cm, thậm chí có thể đã di căn đến gan…

Giai đoạn 4: Giai đoạn cuối, ung thư đã di căn tới nhiều cơ quan khác như gan, phổi, não...cũng như các hạch bạch huyết ở háng.

Cách xử lí

Khi có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ ung thư buồng trứng hay đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nên chủ động tầm soát ung thư càng sớm càng tốt. Việc phát hiện và điều trị ung thư buồng trứng kịp thời sẽ mang lại hiệu quả và cơ hội sống cao cho người bệnh.

Tùy vào sự tiến triển của bệnh, tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Ung thư buồng trứng thường được điều trị bằng phẫu thuật, hóa học trị liệu hoặc trị liệu bức xạ.

Dự phòng

Cần khám phụ khoa định kỳ mỗi năm 1 lần để phát hiện và xử trí sớm

*) Lưu ý: Thiếu sự hỗ trợ của người thân và bạn bè có thể làm người phụ nữ mắc ung thư buồng trứng thêm lo lắng. Điều này khiến chất lượng sống của họ bị giảm sút. Việc các thành viên trong gia đình thường xuyên trao đổi, chia sẻ với người phụ nữ trong trường hợp này sẽ giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Hơn nữa, khi người bệnh có thể thoải mái trình bày ý kiến của mình với các thành viên trong gia đình, cảm giác lo lắng sẽ giảm bớt. Với người chồng, cần có sự chia sẻ, đồng cảm, hỗ trợ vợ/ bạn tình vượt qua những khó khăn về bệnh tật và tập trung cho việc điều trị. Điều này sẽ đem đến cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho cả hai người trong cuộc và là tiêu chí giúp cho một mối quan hệ phát triển vững bền, hạnh phúc.


Nguồn: Trung tâm Sáng Kiến Sức Khỏe và Dân Số (http://ccihp.org/tu-lieu/me-con-vui-khoe-247_184)

Bài viết khác

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung

09/11/2020, Thứ hai
Khối u buồng trứng (còn gọi là U nang buồng trứng)

Khối u buồng trứng (còn gọi là U nang buồng trứng)

09/11/2020, Thứ hai
U xơ tử cung (nhân xơ tử cung)

U xơ tử cung (nhân xơ tử cung)

09/11/2020, Thứ hai
Ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung

09/11/2020, Thứ hai
Ung thư vú

Ung thư vú

09/11/2020, Thứ hai