Triệt sản nữ (thắt ống dẫn trứng) (08/11/2020, Chủ Nhật)
Hiệu quả
Đây là một biện pháp tránh thai vĩnh viễn, hiệu quả tránh thai rất cao (>99%) và không ảnh hưởng đến sức khỏe, quan hệ tình dục.
Ưu và nhược điểm
*) Ưu điểm
Hiệu quả tránh thai cao.
*) Nhược điểm
- Không phòng tránh được các bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS
- Phải nằm viện và thực hiện cuộc phẫu thuật.
- Cần có cơ sở y tế được trang thiết bị đủ điều kiện và có đội ngũ bác sĩ có chuyên môn về triệt sản nữ khi phẫu thuật.
Lưu ý:
- Chăm sóc vết mổ ngay sau triệt sản:
- Giữ cho vết mổ khô ráo, sạch sẽ.
- Cắt chỉ vết mổ vào ngày thứ 6 tại trạm y tế xã (nếu khâu bằng chỉ không tiêu).
- Tránh làm việc nặng và tránh hoạt động tình dục trong 1 tuần. Nam giới cần hỗ trợ phụ nữ trong công việc nhà, dành thời gian cho phụ nữ nghỉ ngơi và hồi phục sức khỏe sau khi triệt sản.
- Tránh đụng chạm vào vết mổ và giữ vệ sinh sau triệt sản
- Hãy đi khám nếu có các dấu hiệu: Sốt; Đau bụng không giảm hoặc tăng; Sưng vùng mổ, chậm kinh….
- Lưu ý: Một số người cho rằng phụ nữ là người mang thai, sinh con, do đó, tránh thai hay hiếm muộn là trách nhiệm của phụ nữ. Đây là quan điểm bất bình đẳng giới. Thực tế, việc quan hệ tình dục xảy ra giữa phụ nữ là nam giới là việc của hai người, như vậy, nam giới góp phần để sự thụ thai xảy ra, do đó, tránh thai là trách nhiệm của cả nam giới và phụ nữ. Việc lựa chọn, áp dụng biện pháp tránh thai nào cần được dựa trên sự thảo luận, thống nhất của cả hai người trong cuộc. Điều này sẽ đem đến cảm giác thoải mái, hạnh phúc cho cả hai người trong cuộc và là tiêu chí giúp cho một mối quan hệ phát triển vững bền, hạnh phúc.
Nguồn: Trung tâm Sáng Kiến Sức Khỏe và Dân Số (http://ccihp.org/tu-lieu/me-con-vui-khoe-247_184)